2. Những điều cần chú ý
– Bằng cấp theo luật của Nhật quy định phải là bằng chính quy.
– Các trường hợp bằng cấp do các trường liên quan đến công an, quốc phòng thì rất khó xin được tư cách lưu trú ở Nhật.
– Các bạn thực tập sinh vẫn đi được, nhưng trong hồ sơ đi thực tập sinh phải có ghi có bằng cao đẳng hay đại học.
– Du học sinh học xong về nước vẫn đi được, nhưng không có trong sổ đen của cảnh sát và cục lưu trú Nhật Bản về các vấn đề như nợ tiền điện thoại, bị bắt do ra ngoài làm quá giờ, bị bắt do ăn trộn hay ăn cắp …
– Được bảo lãnh người thân sang sống cùng nếu như chứng minh được đủ tài chính để lo cho 1 người sống với mức sống tối thiểu 1 năm ở Nhật. Thường phải có lương 350.000 yên/tháng và trong tài khoản có trên 1,5 triệu yên, và được cty đang làm việc xác nhận phù hợp làm việc lâu dài ở Nhật.
– Tuổi từ 20 đến 35 tính theo tháng.
– Không có tiền án, tiền sự và không bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vào Nhật Bản.
– Không bị các bệnh: HIV, giang mai, lậu, lao phổi.
– Tiếng Nhật tương đương N4 (nếu không có tiếng Nhật thì sau khi trúng tuyển phải vào học khoảng 4 tháng).
– Tuy nhiên có đơn hàng yêu cầu tiếng Nhật tương đương N3, có đơn hàng tiếng Nhật tương đương N4, nhưng có một số đơn hàng kỹ sư không yêu cầu phải có tiếng Nhật mà chỉ yêu cầu sau khi trúng tuyển phải học tiếng Nhật tới bài bao nhiêu thì xuất cảnh.
3. Các ngành nghề phổ biến
– Kỹ sư hay còn được gọi là kỹ thuật viên Nhật Bản. Bạn sẽ sang Nhật làm việc theo đúng chuyên ngành kinh nghiệm của bạn chứ không phải đi xuất khẩu lao động. Đây là 2 chương trình hoàn toàn khác nhau.
4. Điều kiện
– Bằng cấp tối thiểu từ bằng cao đẳng chính quy trở lên. Tuy nhiên có một số ngành mà các bạn tốt nghiệp ĐH cũng rất khó đi, ví dụ như mỹ thuật, thực phẩm, hóa chất, sinh học….Nên các bạn tốt nghiệp những chuyên ngành kỹ thuật sẽ dễ đi hơn.