KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH
1. Khái quát
Ngày 8/12/2018, Chính phủ Nhật đã chính thức thông qua 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình Thực tập sinh Nhật Bản và bắt đầu có hiêụ lực vào tháng 01/06/2019. Dưới đây là thông tin chi tiết về 2 loại tư cách mới.
Theo đó phía chính phủ Nhật Bản tiếp nhận chính thức 14 ngành nghề theo diện visa đặc thù số 1 và số 2. Thời hạn visa tối đa là 8 năm nếu đạt một số điều kiện sẽ được xem xét cấp visa vĩnh trú tại Nhật.
2. Phân loại
Có 2 loại tư cách mới gồm kỹ năng đặc định loại 1 và loại 2.
2.1. Kỹ năng đặc định loại 1
a. Điều kiện
Để có thể đạt được điều kiện cấp visa kỹ năng đặc định loại 1 bạn cần có kinh nghiệm công việc qua kỳ thi sát hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật căn bản do cơ quan chính phủ Nhật Bản quy định.
Thực tập sinh hoàn thành chương trình thực tập 3 năm, đã thi nghề bậc 3 sẽ được miễn kỳ thi này và có thể xin chuyển qua tư cách lao động mới với thời hạn tối đa 5 năm, gia hạn từng năm và không thể bảo lãnh vợ – chồng, con.
b. Ngành nghề tiếp nhận (14 ngành nghề)
– Xây dựng
– Công nghiệp chế tạo tàu biển
– Sửa chữa ô tô
– Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay
– Nghiệp vụ khách sạn
– Chăm sóc người già
– Vệ sinh tòa nhà
– Nông nghiệp
– Ngư nghiệp
– Chế biến thực phẩm
– Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
– Gia công nguyên liệu
– Gia công cơ khí
– Cơ điện, điện tử
2. Kỹ năng đặc định loại 2
a. Điều kiện
Có kinh nghiệm công việc với trình độ chuyên môn, bằng tiếng Nhật tương đương qua kỳ thi do cơ quan chính phủ qui định. Thông thường trình độ chuyên môn là bằng nghề BẬC 2. Đối với các bạn thực tập sinh, trong thời gian gia hạn 2 đến 5 năm, nếu lấy được bằng nghề này, có thể đổi sang tư cách nói trên.
Visa Kỹ năng đặc định loại 2 có giá trị tương đương với chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản. Có thể bão lãnh vợ-chồng, con; gia hạn visa 1, 3, hay 5 năm; được xin visa vĩnh trú nếu đạt đủ điều kiện.
Trường hợp các thực tập sinh đã về nước mà chưa thi nghề bậc 3 hay các bạn chưa từng đi làm việc ở Nhật vẫn có thể xin tư cách này nếu các bạn có điều kiện xin qua Nhật theo Visa nào đó và có công ty hay cơ quan đăng ký giúp bạn tham gia kỳ thi bằng nghề tại Nhật.
b. Ngành nghề tiếp nhận (2 ngành nghề)
– Xây dựng
– Công nghiệp chế tạo tàu biển